Xe nâng dù tốt đến mấy khi vận hành chúng ta đều phải chú ý đến thời gian bảo trì, bảo dưỡng để giúp xe hoạt động tốt cũng như nâng cao tuổi thọ của xe. Vậy quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng như thế nào là đúng chuẩn kỹ thuật?, lịch bảo dưỡng xe nâng là bao lâu?…hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Tại sao cần bảo trì, bảo dưỡng xe nâng?

Xe nâng các loại hiện nay đều được thiết kế có khả năng hoạt động liên tục trong nhiều giờ giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc (riêng xe nâng điện thì thời gian hoạt động không được liên tục và ngắn hơn so với các loại xe nâng khác). Chính vì vậy, hoạt động bảo trì – bảo dưỡng xe là rất cần thiết để giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao năng suất làm việc.

xe-nang-dau-tcm-cu-2-5-tan-2013 (1)

Nếu bạn chỉ sử dụng mà không bảo trì, bảo dưỡng, chỉ khi xe hư hỏng mới bảo trì sẽ rất tốn kém chi phí cho cả việc sửa chữa và vận hành. Bảo trì, bảo dưỡng không chỉ là nâng cao tuổi thọ và năng suất làm việc của xe nâng cũ mà còn giúp chủ sở hữu tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

2. Lịch bảo dưỡng xe nâng là bao lâu?

Theo các chuyên gia, với xe nâng thì chúng ta nên bảo dưỡng định kỳ 3 – 4 tháng/lần là tốt nhất. Với những xe nâng xăng hay xe nâng dầu, hoạt động liên tục không nghỉ ngơi thì nên rút ngắn thời gian lại. Ngoài bảo trì theo tháng thì còn có mốc thời gian bảo trì theo thời gian hoạt động của xe. Bạn có thể tham khảo các mốc sau:

  • Bảo trì, bảo dưỡng theo mốc thời gian: 1.5, 3, 4.5, 6, 7.5, 9, 10.5, 12 tháng.
  • Bảo trì, bảo dưỡng theo thời gian hoạt động của xe: 300, 600, 900, 1200, 1500, 1800, 2100, 2400 giờ

Bên cạnh đó, hàng tuần chúng ta cũng nên kiểm tra lại các ốc vít trên xe, tra mỡ, làm mềm xích bằng nhớt và rửa xe nhé. Hàng tháng cũng cần kiểm tra động cơ và các chi tiết về bộ phận nâng đỡ, thay dầu, làm sạch bộ lọc khí. Hàng quý cần vệ sinh bộ tản nhiệt, thay thế bộ lọc thủy lực và bộ lọc nhiên liệu, kiểm tra các bộ phận liên quan đến quá trình vận hành của xe nâng. Sau nửa năm sẽ bảo trì toàn bộ hệ thống của xe.

3. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng đúng chuẩn kỹ thuật

Quy trình bảo dưỡng xe nâng phụ thuộc vào mức độ sử dụng và thời gian sử dụng cụ thể của từng xe. Tuy nhiên, quy trình chung và chuẩn vẫn phải tuân thủ theo các bước sau:

        Bước 1: Kiểm tra xe nâng

Khi kiểm tra xe nâng cần kiểm các bộ phận sau:

+ Hệ thống phanh xe

+ Hệ thống thủy lực

+ Hệ thống điện

+ Kiểm tra giá nâng

+ Kiểm tra thùng đựng nhiên liệu hoặc bình điện.

        Bước 2: Thay thế, sửa chữa

+ Tiến hành thay nhớt thủy lực, nhớt máy, mỡ bò, nước giải nhiệt, dầu thắng, acid bình điện.

+ Tra dầu cho bạc đạn bánh xe, xích nâng, khung trượt bạc đạn của khung nâng.

        Bước 3: Vệ sinh xe nâng

+ Tiến hành vệ sinh cho hệ thống máy, hệ thống relay điều khiển của xe, bo mạch điện.

Với mỗi loại xe nâng cụ thể thì chúng ta có quy trình bảo trì, bảo dưỡng cụ thể.

a. Quy trình bảo trì xe nâng điện

Xe nâng điện là loại xe nâng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tiết kiệm nhiên liệu, không ô nhiễm môi trường, vận hành êm ái.

xe-nang-dien-toyota-cu-1-4-tan-2007 (3)

Khi bảo dưỡng, bảo trì xe nâng điện cần phải đảm bảo không có bất kỳ nguồn điện nào được đưa vào xe. Sau khi đã kiểm tra nguồn điện thì tiến hành kiểm tra các bộ phận khác theo thứ tự sau:

  • Kiểm tra hệ thống lái bao gồm motor trợ lực tay lái, trục lái bánh xe, tra mỡ cho nhông xích, bánh nhông.
  • Kiểm tra hệ thống chạy: Tiến hành kiểm tra tất cả các bánh xe, tra dầu mỡ vào bộ phận chuyển động và bánh xe.
  • Kiểm tra hệ thống thủy lực: dầu ben, bơm ben, bộ điều khiển ben, phốt ben. Trường hợp thiếu nhớt thủy lực thì bơm thêm, nếu không dùng được thì cần thay mới. Sau đó kiểm tra tới khung nâng, dây xích nâng, bạc đạn khung nâng.
  • Tại hệ thống điều khiển thực hiện vệ sinh bo mạch điện, kiểm tra các đầu nối dây điện, dây động lực. Nếu phát hiện điểm bất thường hoặc hỏng thì cần thay mới.
  • Kiểm tra phanh, còi xe, đèn, gương chiếu hậu.
  •  Kiểm tra dây điện hệ thống sạc, vệ sinh bộ sạc.
  • Kiểm tra bình ắc quy: lượng axit, nồng độ axit, nhiệt độ của bình khi sạc không quá 50 độ.

Cuối cùng cần vệ sinh lại xe là xong.

b. Quy trình bảo trì xe nâng dầu/xăng

Xe nâng dầu/ xăng có sức nâng hạ lớn, khả năng làm việc liên tục nhiều giờ đồng hồ trong nhiều môi trường làm việc. Vì phải tiếp xúc nhiều loại hàng khác nhau và chịu áp lực từ môi trường bên ngoài nên chúng ta càng cần phải chú ý bảo dưỡng xe.

Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu/xăng như sau:

  • Kiểm tra mực nhớt và chất lượng nhớt: Cần phải ngưng máy, hạ càng xuống, mở nắp capo, lấy thước thăm nhớt để đo. Nếu thấy thiếu nhớt thì cần thêm nhớt.
  • Kiểm tra tình trạng rò rỉ nhớt, dầu thắng.
  •  Kiểm tra tay lái để xác định xem bánh xe có di chuyển chính xác không.
  • Kiểm tra bánh xe: Bánh xe nâng hiện nay có 2 loại là bánh hơi và bánh đặc. Với bánh hơi, cần kiểm tra áp lực và tình trạng vỏ, bơm hơi nếu thiếu hơi. Với bánh xe đặc thì hãy kiểm tra độ mòn của gai và vết nứt trên bánh xe.
  •  Kiểm tra các đai ốc bắt bánh xe xem có bị lỏng hay không.
  • Kiểm tra hệ thống phanh xe: phanh tay và phanh chân.
  • Kiểm tra đồng hồ và hệ thống đèn báo, lọc gió, lọc nhớt.
  • Kiểm tra dầu phanh trong bình, phải đảm bảo dầu luôn nằm trong mức cho phép. Nếu dầu bị đổi màu thì cần thay dầu mới.

c. Quy trình bảo trì xe nâng tay

Xe nâng tay thường được sử dụng trong các kho hàng hoặc cửa khẩu hải quan dùng để vận chuyển hàng từ trong kho. Quy trình bảo dưỡng xe nâng tay cần thực hiện như sau:

  • Kiểm tra siêu phốt, bánh xe, bạc đạn bởi vì hoạt động thường xuyên nên các bộ phận này dễ hư hỏng và cần được thay thế
  •  Kiểm tra cốt lắp tay, ty bơm, khung càng.
  • Vệ sinh lại xe

Trong các loại xe nâng thì xe nâng tay có quy trình bảo trì, bảo dưỡng đơn giản và nhanh chóng nhất.

xe-nang-dau-nissan-cu-3-tan-2012 (4)

4. Những lưu ý khi bảo trì, bảo dưỡng xe nâng

Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng xe nâng không đơn giản chỉ là kiểm tra một số bộ phận xem có gì bất thường không. Nó là cả một quá trình và đòi hỏi người bảo dưỡng, bảo trì phải có trình độ chuyên môn nhất định. Hiện nay rất nhiều địa chỉ có dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng xe nâng nhưng chúng tôi khuyến cáo các bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, khi nhân viên hỏi các vấn đề xoay quanh xe nâng thì bạn nên miêu tả chi tiết, càng chính xác càng tốt để nhanh chóng phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn, từ đó khắc phục trước giúp cho xe vận hành an toàn và hiệu quả cao hơn.

Hy vọng với những thông tin về quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng trên sẽ giúp các bạn nắm được thời gian về bảo dưỡng xe cũng như bảo dưỡng thế nào cho đúng kỹ thuật, giúp xe vận hành tốt và nâng cao tuổi thọ của xem. Mọi thông tin về xe nâng các loại, liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0935235222 để được hỗ trợ nhanh nhất.