Nhiều người điều khiển xe nâng cho rằng không cần hiểu về các bộ phận của xe nâng, chỉ cần thành thạo cách vận hành và nút điều khiển xe nâng là được. Điều này không sai, tuy nhiên nếu hiểu rõ về các bộ phận, phụ tùng xe nâng sẽ giúp cho tài xế điều khiển dễ dàng hơn, dễ nhận biết lỗi và sửa chữa đúng lúc để đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin rõ về ly hợp xe nâng – bộ phận quan trọng của hộp số xe nâng.

I. Ly hợp xe nâng là gì?

Ly hợp xe nâng nằm trong hộp số xe nâng, dùng để nối và tách hai trục quay với nhau. Khi ly hợp nối hai thiết bị với nhau thì chúng sẽ quay cùng một tốc độ, khi tách riêng sẽ quay với tốc độ khác nhau

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1. Cấu tạo ly hợp xe nâng

Trong hộp số xe nâng thì ly hợp là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong vận hành cắt, nối truyền động từ máy sang bánh xe của xe nâng. Ly hợp xe nâng gồm các bộ phận sau:

        Bánh đà: Bộ phận nhằm tạo ra mô men quán tính khối lượng. Bánh đà được khoan các lỗ để gắn các bộ phận của ly hợp.

        Đĩa ly hợp: Hình tròn, rất mỏng, được làm từ thép, bề mặt ngoài được ép vật liệu ma sát bằng đinh tán.

        Vòng bi cắt ly hợp: Được gắn trên ống trượt, có thể trượt dọc trục.

        Nắp ly hợp: Dùng để nối và ngắt công suất của động cơ.

        Lò xo đĩa

2. Nguyên lý hoạt động của ly hợp xe nâng

Ly hợp xe nâng hoạt động theo nguyên lý:

        Khi khởi động xe, động cơ làm việc thì bánh đà sẽ quay, đĩa ma sát bị đẩy áp chặt lên bánh đà thông qua đĩa ép.

        Nhờ có lực ma sát, các chi tiết trên tạo thành một khối cùng quay theo bánh đà.

III. Những lỗi thường gặp của ly hợp xe nâng

Xe nâng khi vận hành, hoạt động liên tục trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới những lỗi và hỏng hóc nhất định. Với ly hợp, một số lỗi thường gặp có thể kể tới như:

Nóng máy: Khi xe nâng chở quá tải, phần năng lượng thất thoát do bị trượt sẽ biến thành nhiệt làm nóng dầu bôi trơn và các chi tiết. Nếu tiếp tục hoạt động sẽ khiến dầu bôi trơn bị “đốt cháy”, độ nhớt giảm và côn càng bị trượt nhiều.

Bố nồi bị mòn: Sau một thời gian sử dụng thì các lá bố nồi, lá sắt sẽ bị mòn bị mòn, lò xo yếu đi không còn đủ sức ép. Lúc này, các bộ phận của ly hợp sẽ trượt lên nhau gây nên tình trạng giảm hoặc mất khả năng truyền công suất, hao xăng, tiếng kêu lớn…

Vì vậy, để ly hợp vận hành bền bỉ, an toàn thì chủ xe nâng và đặc biệt là người điều khiển xe nâng cần phải có đề xuất bảo dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, không nên chở quá tải và sử dụng số phù hợp với tải, tốc độ và điều kiện địa hình.

Khi phát hiện dấu hiệu lỗi của ly hợp thì cần phải dừng vận hành, đưa xe nâng tới gara để tiến hành kiểm tra và sửa chữa lỗi.

xe-nang-dau-mitsubishi-cu-3-5-tan-2010 (7)

IV. Phương pháp bảo dưỡng ly hợp xe nâng

Ly hợp xe nâng có rất nhiều bộ phận, để bảo dưỡng ly hợp xe nâng thì chúng ta cần bảo dưỡng các bộ phận này.

Bạc đạn

Có thể các bạn không biết, một bạc đạn đỡ bị mòn sẽ làm cho trục sơ cấp hộp số và đĩa ly hợp lắc lên xuống. Tình trạng này xảy ra một thời gian nếu không kịp thời kiểm tra và sửa chữa sẽ làm hỏng hộp số.

Để kiểm tra, bạn cần dùng một dụng cụ đo hay thước kẹp để đo lượng mòn trong ổ trượt. Với những xe nâng sử dụng bạc đạn đũa, kiểm tra bằng cách quay trục bạc đạn bằng tay và cảm nhận độ mòn hoặc độ rơ. Trường hợp bạc đạn bị rơ nhiều thì cần thay mới

Bánh đà

Bánh đà hấp thụ quá nhiều nhiệt độ sẽ làm cho bề mặt bị biến cứng, sinh ra vết nứt hoặc bị cong dẫn tới cản trở hoạt động của ly hợp, khiến cho đĩa ly hợp bị mòn nhanh chóng, bị kẹt hoặc rung động trước sự tăng tốc.

Với những xe nâng hoạt động thường xuyên thì cần phải xem xét kỹ lưỡng bề mặt bánh đà bằng thước thẳng hay panme và kiểm tra bề mặt ngoài bằng đồng hồ đo. Nếu thấy bánh đà có dấu hiệu bất thường thì cần phải khắc phục ngay.

Đĩa ma sát

Nếu đĩa ma sát bị mòn sẽ khiến ly hợp bị trượt, làm hỏng bánh đà và mâm ép.

Kiểm tra đĩa ma sát bằng cách dùng thước kẹp để kiểm tra độ mòn của đĩa ma sát. Độ mòn tối đa cho phép là bề mặt phải cao hơn đầu đinh tán ít nhất 0.5 mm. Tiếp đó, kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát bằng cách dùng đồng hồ so. Rồi tiếp tục kiểm tra các lò xo giảm chấn của đĩa ma sát xe có rạn nứt, cháy, gãy hay đàn hồi có tốt không.

Đĩa ép và đĩa ép trung gian

Kiểm tra đĩa ép và đĩa ép trung gian xem có dấu hiệu bị xước, rạn nứt hay vết cháy không. Trường hợp vết xước hay bị vênh còn nằm trong giới hạn cho phép thì bạn có thể khắc phục bằng cách mài nhẵn lại. Nếu vượt mức cho phép thì cần phải thay mới.

Lò xo

Kiểm tra lò xo ép xem có bị rạn nứt, gãy hay bị rỗ mặt ngoài không. Tiếp đó, kiểm tra sự đàn hồi của các lò xo bằng dụng cụ kiểm tra lực nén lò xo, mặt đầu của lò xo phải vuông góc với đường tâm lò xo. Lò xo không đạt tiêu chuẩn thì cần phải thay mới.

Đòn bẩy ly hợp

Đòn bẩy ly hợp theo đúng tiêu chuẩn là không được có các vết nứt, lò xo lá không được nứt hoặc bị gãy, độ mòn các đầu đòn mở phải đều nhau, các đòn mở không bị cong hoặc xoắn. Nếu kiểm tra đòn bẩy thấy có dấu hiệu nào trong các dấu hiệu kể trên thì phải sửa chữa lại.

Trên đây là những thông tin về ly hợp xe nâng chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Ngoài ly hợp thì các phụ tùng xe nâng khác cũng cần được quan tâm để đảm bảo xe nâng vận hành an toàn và hiệu quả cao nhất. Mọi thắc mắc cần giải đáp về xe nâng, hãy liên hệ ngay theo hotline 0935235222 để được tư vấn nhanh nhất.

Nguồn: http://xenangnhatbai.com.vn/