Xe nâng là thiết bị không thể thiếu trong các nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, bến tàu…hiện nay. Trong tất cả các loại xe di chuyển thì xe nâng được xếp vào loại xe di chuyển chậm. Vì phạm vi hoạt động của xe nâng chủ yếu ở các kho hàng, bến bãi nên rất nhiều người thắc mắc là xe nâng có tham gia giao thông được không? Nếu xe nâng tham gia giao thông thì cần điều kiện gì?

1. Xe nâng có tham gia giao thông được không?

Thông tư số 4381/2001/QĐ-BGTVT của Bộ giao thông vận tải chỉ rõ “tất cả các phương tiện vận tải di chuyển trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền tham gia giao thông”. Xe nâng cũng là một trong những phương tiện vận tải nên hoàn hoàn có thể tham gia giao thông bình thường như các phương tiện khác.

xe-nang-dau-mitsubishi-cu-2-5-tan-2003 (2)

2. Xe nâng tham gia giao thông cần điều kiện gì?

Tuy xe nâng có thể tham gia giao thông nhưng cần đăng ký thủ tục theo yêu cầu của pháp luật:

Đối với xe nâng lưu thông trên các tuyến đường

  • Chấp hành quy định về tải trọng theo đúng quy định của pháp luật.
  • Xe có giấy tờ chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Người điều khiển xe nâng phải có giấy phép lái xe được cấp tại các cơ sở đào tạo chính quy.
  • Xe nâng có đầy đủ giấy tờ đăng ký và đăng kiểm.

Đối với xe nâng di chuyển trong các khu công nghiệp

  • Xe phải có hồ sơ đăng kiểm an toàn kỹ thuật lần đầu. Cứ 2 năm phải làm lại hồ sơ đăng kiểm 1 lần.
  •  Nhân viên lái xe có chứng nhận an toàn vận hành xe nâng.

Đặc biệt, đối với xe nâng di chuyển ở tuyến đường hay khu vực nào thì xe nâng đều phải được kiểm định trước khi tham gia giao thông.

Theo quy định, tất cả xe nâng hàng có tải trọng từ 1 tấn trở lên đều phải được kiểm định để đảm bảo an toàn của xe khi sử dụng và tham gia giao thông.

Thời gian kiểm định của xe nâng

Xe nâng mới thì cần kiểm định 3 năm sau lần đầu tiên. Các lần kiểm tiếp theo sẽ tùy thuộc vào thời gian sử dụng. Thông thường, các lần kiểm định tiếp theo sẽ là sau 1 năm hoặc 6 tháng. Xe càng sử dụng lâu thì thời gian kiểm định càng ngắn.

Hình thức kiểm định

Kiểm định lần đầu: Tiến hành kiểm định khi xe vừa xuất xưởng hoặc sau khi nhập về từ hải quan. Vì phải lập hồ sơ kỹ thuật cho xe nên lần kiểm định đầu tiên này mất khá nhiều thời gian.

Kiểm định định kỳ: Đây là các lần kiểm định tiếp theo. Các lần kiểm định này sẽ được dựa vào thông số của lần kiểm định trước và thời gian sử dụng thiết bị để quy định.

Một số thiết bị dùng để kiểm định xe nâng:

  • Thiết bị đo vận tốc dài, vận tốc vòng
  • Thiết bị đo điện
  • Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn và chiều dày kết cấu.
  • Thiết bị tính độ dài, đường kính.

Quy trình kiểm định

Quy trình kiểm định xe nâng bao gồm các bước sau:

  • Trước tiên cần kiểm tra giấy tờ, nguồn gốc của xe nâng
  • Sau đó tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của xe

+ Tình trạng xe mới hay cũ, bị trầy xước nhiều hay ít?

+ Bánh xe có hao mòn hay không?

+ Còi, đèn, gương chiếu hậu có hoạt động tốt không?

+ Càng nâng có bị biến dạng, nứt hay hao mòn không?

+ Xi lanh nghiêng hạ, xi lanh nâng khung có bị chảy dầu không?

  • Kiểm tra về kỹ thuật với các loại thước đo, máy đo khoảng cách, thiết bị thử tải…
  • Xử lý kết quả kiểm định: Khi có kết quả đạt yêu cầu sẽ được ghi chép đầy đủ theo mẫu và được lưu trữ tại đơn vị kiểm định. Nếu không đạt yêu cầu thì cần phải tiến hành thay mới phụ tùng hoặc sửa chữa để đạt tiêu chuẩn kiểm định mới được sử dụng và tham gia giao thông.

xe-nang-dien-komatsu-cu-1-8-tan-2014 (1)

3. Xe nâng cần lưu ý gì khi tham gia giao thông

Xe nâng khi tham gia giao thông cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những người tham gia giao thông khác:

  • Đảm bảo hệ thống phanh và hệ thống chuyển hướng của xe hoạt động tốt.
  • Đối với xe di chuyển về đêm hay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì đèn chiếu luôn đảm bảo tầm nhìn cho người lái.
  • Có đăng ký và gắn biển số theo đúng quy định.
  • Chỉ hoạt động trong phạm vi được cấp phép.
  • Xe chấp hành đúng quy định về tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
  • Xe nâng nhập khẩu, cải tạo hay sửa chữa phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Chịu trách nhiệm về an toàn và kiểm định xe đúng kỳ hạn.

Khi tham gia thông đường bộ, nếu xe nâng không đảm bảo các tiêu chí về an toàn và tuân thủ luật lệ giao thông thì vẫn bị xử lý như những phương tiện khác. Vì vậy, tài xế điều khiển xe nâng phải chú ý, không được lơ là khi điều khiển xe nhé.

Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp các bạn biết được xe nâng có tham gia giao thông được không và nếu tham gia thì cần những điều kiện gì. Mọi thắc mắc cần giải đáp về xe nâng, các bạn hãy liên hệ hotline 0935235222 để được giải đáp nhanh nhất.

Nguồn: http://xenangnhatbai.com.vn/