Hộp số là phụ tùng quan trọng đối với tất cả các loại xe, trong đó có xe nâng hàng. Hiểu được cấu tạo hộp số, loại hộp số của xe nâng hàng cũng như các lỗi thường gặp ở phụ tùng này sẽ giúp người sở hữu cũng như người lái xe có thể sửa hộp số nhanh chóng và an toàn, tiết kiệm chi phí nhất.

1. Hộp số xe nâng là gì?

Hộp số xe nâng là một bộ phận không thể thiếu của xe nâng. Nếu thiếu phụ tùng này thì xe nâng không thể hoạt động được. Hộp số có vai trò thay đổi tốc độ và mô men xoắn, giúp xe di chuyển được.

xe-nang-dau-mitsubishi-cu-5-tan-2015 (7)

2. Phân loại và cấu tạo hộp số xe nâng

Phân loại hộp số xe nâng:

Hộp số xe nâng hiện nay có 2 loại: hộp số sàn và hộp số tự động.

        Hộp số sàn: Hộp số sàn còn gọi là hộp số cơ tay. Hộp số sàn được cấu tạo từ các ly hợp ma sát dạng đĩa có tác dụng ngắt và truyền chuyển động quay đến hộp số qua động cơ. Các bánh răng của hộp số sàn được đặt trên các trục chính, thông qua bàn đạp hợp ly mà thay đổi được các cấp số của xe nâng.

        Hộp số tự động: Hộp số tự động là loại khớp nối bằng chất lỏng được dùng để ngắt và truyền chuyển động quay đến hộp số qua động cơ. Hệ thống bánh răng bên trong hộp số tự động kết nối với nhau theo các cấp số của xe và hoạt động dựa trên sự tính toán, điều khiển tự động từ quá trình vận hành xe.

Cấu tạo hộp số xe nâng:

Hộp số xe nâng dù là số sàn hay số tự động đều gồm 3 bộ phận: bộ bánh răng hành tinh, bộ ly hợp thủy lực và bộ điều khiển điện tử – thủy lực.

        Bộ bánh răng hành tinh

Bộ bánh răng hành tinh gồm bánh răng định tinh (nằm ở giữa) và các bánh răng hành tinh nhỏ (nằm ở xung quanh bánh răng định tinh). Riêng đối với hộp số tự động, các vòng răng được chế tạo thêm các rãnh răng ở mặt ngoài giúp tạo ra sự ăn khớp với các đĩa ma sát của ly hợp.

        Bộ ly hợp thủy lực

Đây là bộ phận rất quan trọng của hộp số xe nâng. Bộ ly hợp thủy lục bao gồm các bộ phận: đĩa ma sát, tấm ma sát, vỏ ly hợp, pít – tông, cụm lò xo.

        Bộ điều khiển điện tử – thuỷ lực

Đây là nơi tiếp nhận các các thông tin từ cảm biến, chịu trách nhiệm xử lý thông tin và cung cấp dòng điện đến các van điện từ. Từ đó, thực hiện đóng mở đường dầu đến các ly hợp.

xe-nang-dau-nissan-cu-3-tan-2006 (4)

3. Ưu – nhược điểm của các loại hộp số

  Hộp số sàn Hộp số tự động
Ưu điểm – Hộp số sàn có ưu điểm lớn đó là xe có thể làm việc với công suất lớn khi mới khởi động.

– Xe có khả năng tăng tốc nhanh ngay cả khi xe hoạt động với công suất thấp.

– Xe hoạt động nhanh và linh hoạt tại khu vực có địa hình dốc, gồ ghề.

 

– Thao tác dễ sử dụng, giúp người lái có thể điều khiển dễ dàng.

– Hộp số tự động được thiết kế với độ chính xác cao, giúp giảm hao mòn và chi phí bảo trì.

– Xe nâng dùng hộp số tự động có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với hộp số sàn

 

Nhược điểm – Số sàn khó thao tác hơn số tự động, đòi hỏi người điều khiển phải vận dụng nhiều thao tác tay hơn.

– Nếu chân đạp côn và chân đạp ga không phù hợp thì xe dễ bị rà côn hoặc chết máy.

– Chi phí bảo dưỡng cao.

 

– Khả năng leo dốc kém.

– Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao.

Hộp số xe nâng mỗi loại có ưu – nhược điểm nhất định. Việc chọn xe nâng dùng hộp số nào thì các bạn cần xem xét đến tính chất công việc và môi trường làm việc, địa hình vận hành để quyết định.

4. Nguyên lý hoạt động của hộp số xe nâng

Hộp số xe nâng hoạt động theo nguyên lý:

  • Mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ truyền đến trục biến mô, nối với trục của hộp số nhờ đóng ly hợp tiến hoặc ly hợp số 5.
  • Tiếp đó, mô men xoắn từ trục vào hộp số được truyền sang trục ra bằng cách đóng các ly hợp số từ 1 đến 5.
  •  Để chuyển sang số 1 sẽ phải đóng ly hợp số tiến và ly hợp số 1.
  •  Để chuyển qua số 2, ly hợp tiến sẽ đóng và mô-men xoắn từ trục biến mô đến trục vào hộp số và dẫn động bánh răng định tinh của bộ BRHT số 2. Chuyển sang số 3, 4, 5 cũng tương tự như số 2, chỉ khác ở đường truyền mô men xoắn qua BRHT.

5. Những lỗi thường gặp ở hộp số

Hộp số xe nâng khi sử dụng không tránh khỏi những hỏng hóc nhất định. Một số lỗi có thể kể đến như:

  • Cháy hộp số: Nguyên nhân dẫn tới cháy hộp số là áp lực lên hộp số quá lớn. Khi xe nâng chở khối lượng hành hóa nhiều, vượt tải trọng sẽ dẫn tới cháy hộp số. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo không nên chở quá tải. Trước khi mua xe nâng, hãy tính toán mua xe có tải trọng cho phù hợp với loại hàng hóa.
  • Hộp số hỏng hoặc bị vỡ: Nguyên nhân là do vận hành sai cách. Đối với động cơ của xe nâng, khi vận hành thì việc nhả số, chuyến số đều phải được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu người điều khiển chuyển số đột ngột và không theo đúng thứ tự sẽ khiến hộp số bị hỏng và nặng hơn nữa là bị vỡ hộp số.
  • Hộp số bị kẹt số, vỡ seal: Khi xe nâng làm việc ở môi trường có nhiều rác thải sẽ dễ bị cuốn vào trục bánh xe, trục bánh cuốn chúng vào bên trong hộp số gây kẹt.

Tùy thuộc vào từng trường hợp chúng ta sẽ xác định nguyên nhân hộp số bị hỏng và khắc phục. Trường hợp hộp số bị kẹt do rác thải thì bạn hoàn toàn có thể tháo ra và tự sửa chữa. Các trường hợp còn lại thì nên đưa xe tới gara để kỹ thuật viên có chuyên môn thực hiện sửa chữa.

Những thông tin về hộp số xe nâng mà chúng tôi cung cấp trên hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Nắm được thông tin về hộp số sẽ giúp người lái xe hiểu rõ hơn về xe nâng của mình, từ đó “bắt bệnh”, khắc phục giúp cho xe vận hành hiệu quả và an toàn, tiết kiệm chi phí nhất.