Xe nâng với khả năng nâng – hạ và di chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng…cũng như nhiều mục đích khác nên hiện đang được sử dụng phổ biến. Vậy có những loại xe nâng nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại xe nâng hàng, phân loại xe nâng chi tiết nhất nhé.

Xe nâng hàng có rất nhiều loại, chúng ta sẽ dựa vào từng tiêu chí cụ thể để phân loại như sau.

I. Phân loại xe nâng theo nhiên liệu sử dụng

Trên thị trường hiện nay, xe nâng phân theo nhiên liệu sử dụng có 3 loại:

1. Xe nâng điện

xe-nang-dien-komatsu-cu-1-5-tan-2011 (2)

Đúng như tên gọi của nó, đây là loại xe nâng chạy bằng điện. Xe có nhiều ưu điểm như:

        Xe hầu như không có khí thải nên rất thích hợp sử dụng trong các không gian kín, các khu vực cần đảm bảo về vệ sinh môi trường như kho thực phẩm, vật tư y tế…

        Chi phí vận hành rẻ. So với các nhiên liệu như xăng hay dầu thì xe nâng điện chi phí vận hành thấp hơn hẳn.

        Tuổi thọ xe cao, ít hỏng hóc, dễ bảo dưỡng và sửa chữa.

        Xe hoạt động phát ra tiếng ồn rất thấp, không làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì xe nâng điện cũng còn tồn tại nhược điểm nhất định:

        Chi phí đầu vào cao: Giá của xe nâng điện cao hơn so với xe nâng dầu và xe nâng xăng.

        Thời gian nạp nhiên liệu lâu, thông thường sẽ mất từ 6 – 8h nạp điện cho xe.

        Không thích hợp vận hành ở những môi trường ẩm ướt, khói bụi, hóa chất.

        Không thể làm việc liên tục trong thời gian dài vì còn phải nạp nhiên liệu.

2. Xe nâng dầu

Xe nâng dầu chạy bằng cách sử dụng nhiên liệu là dầu. Ưu điểm của loại xe nâng này là:

        Có khả năng làm việc liên tục trong thời gian dài, từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.

        Giá thành xe hợp lý, chi phí đầu tư ban đầu vừa phải.

      Xe có khả năng hoạt động được trong nhiều điều kiện làm việc và môi trường khác nhau.

        Tải trọng đa dạng, từ 1 – 46 tấn nên đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.

        Phụ tùng dễ thay mới, giá thành hợp lý.

        Dễ bảo dưỡng và sửa chữa nhanh chóng.

Một số nhược điểm của xe nâng dầu chúng ta có thể kể tới:

        Xe hoạt động gây ra tiếng ồn lớn nên không thích hợp với những môi trường cần sự yên tĩnh.

        Xe xả lượng khí thải lớn ra môi trường nên khá ô nhiễm.

        Chi phí vận hành tốn kém.

        Chỉ thích hợp với những môi trường làm việc rộng lớn.

3. Xe nâng xăng/ga

xe-nang-xang-gas-komatsu-2-tan-2011 (3)

Xe nâng xăng là thiết bị chạy động cơ xăng hoặc ga. Loại xe này có ưu điểm:

        Có khả năng làm việc liên tục trong nhiều giờ.

        Dễ bảo dưỡng và sửa chữa khi gặp sự cố.

        Chi phí ban đầu thấp.

        Thích hợp sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường làm việc.

        Xe di chuyển nhanh.

Xe nâng xăng/ga có một số nhược điểm là:

        Tuy lượng khí thải xả ra môi trường ít hơn xe nâng dầu nhưng vẫn cao. Vì vậy nếu sử dụng trong môi trường khép kín sẽ ảnh hưởng môi trường và sức khỏe của người lao động.

        Chi phí vận hành cao.

II. Phân loại theo cơ chế hoạt động của xe

Dựa theo cơ chế hoạt động của xe thì chúng ta có thể phân loại xe nâng theo 3 nhóm sau:

1. Xe nâng tay

Đây là thiết bị nâng – hạ đơn giản nhất hiện nay. Vì vậy giá thành của loại xe nâng này cũng rẻ nhất. Cơ chế hoạt động của loại xe này là nâng hạ bằng tay hoặc kích chân. Tải trọng của xe nâng tay nhỏ dưới 5 tấn và khả năng nâng cao hàng hóa dưới 3.5m.

Xe nâng tay cũng được chia thành 2 loại là:

        Xe nâng tay thấp: Nâng cao hàng hóa dưới 200m và trọng lượng dưới 5 tấn.

        Xe nâng tay cao: Nâng cao hàng hóa dưới 3.5m và tối đa 2.5 tấn

2. Xe nâng điện

Với xe nâng điện, dòng điện sử dụng là AC hoặc DC tùy theo nhu cầu của khách hàng. Xe nâng điện có bình điện làm đối trọng nên có thể di chuyển, nâng – hạ được các hàng hóa xếp trên pallet.

Xe nâng điện cũng được chia thành 2 loại là xe nâng điện tự động và xe nâng điện bán tự động.

        Xe nâng điện tự động: Dùng để nâng và di chuyển hàng hóa hoàn toàn bằng điện.

        Xe nâng điện bán tự động: Là loại xe dùng điện để nâng – hạ hàng hóa và dùng tay để di chuyển.

3. Xe nâng động cơ đốt trong

xe-nang-dau-mitsubishi-cu-15-tan-2005 (4)

Xe nâng động cơ đốt trong hoạt động được dựa vào nguyên liệu sử dụng là dầu, xăng hoặc ga.  Loại xe này có công suất hoạt động rất lớn, có thể làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, nâng – hạ được khối lượng hàng hóa có trọng lượng lớn, độ cao tùy thuộc vào từng loại xe cụ thể.

III. Phân loại xe nâng theo kiểu lái

Khi phân loại xe nâng theo kiểu lái thì chúng ta sẽ có 2 loại:

1. Xe nâng ngồi lái

Xe nâng ngồi lái có thiết kế to, cấu tạo khung sắt từ chân tới đầu người lái. Vì vậy, khi vận hành sẽ đảm bảo an toàn cao cho người điều khiển. Với loại xe này, người điều khiển sẽ ngồi lái, điều khiển các nút tự động theo mặc định.

2. Xe nâng đứng lái

xe-nang-dien-dung-lai-tcm-cu-1-5-tan-2010 (4)

Xe nâng đứng lái có thiết kế nhỏ gọn. Người điều khiển sẽ đứng trên bệ đứng để điều khiển xe. Giá thành của xe nâng đứng lái thường rẻ hơn nhiều so với xe ngồi lái. Xe thích hợp sử dụng cho những không gian nhỏ hẹp.

Với thông tin về các loại xe nâng hàngphân loại xe nâng trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loại xe nâng và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline…